Số 1 Thông tin về Đà Nẵng

Thủ Tục Thành lập Công ty, Thành lập Doanh nghiệp tại Đà Nẵng (mới nhất)

Thủ tục Thành lập Công ty, Thành lập Doanh nghiệp tại Đà Nẵng là thủ tục tương đối phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như: soạn thảo hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập, những việc sau khi đăng ký doanh nghiệp...Mặc khác, thủ tục thành lập còn liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức hữu quan sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi tự mình thực hiện.

 

>> Top Dịch vụ Thành lập Công ty tại Đà Nẵng uy tín nhất

>> Kinh Doanh gì ở Đà Nẵng ? Top lĩnh vực dễ kiếm tiền nhất Đà Nẵng

>> Top Dự án Đất nền Đà Nẵng đáng mua nhất hiện nay

 

 

Thủ tục Thành lập Công ty tại Đà Nẵng mới nhất

 

Thứ nhất, khi chuẩn bị thành lập công ty thì chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề sau đây để tiến hành thành lập công ty phù hợp với nhu cầu của mình cũng như hạn chế những rủi ro không cần thiết hoặc quá phụ thuộc vào các đơn vị dịch vụ tư vấn đôi khi chưa đúng với mục đích của mình:
 
Để chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng, bạn cần phải làm rõ các vấn đề pháp lý dưới đây để có thể tiến hành thành lập công ty.
 
i. Vấn đề đặt tên Công ty
ii. Lựa chọn loại hình Công ty/ Doanh nghiệp muốn thành lập
iii. Vốn điều lệ của Công ty
iv. Vấn đề Hợp tác cùng mở Công ty (nếu có)
v. Ngành nghề kinh doanh
vi. Các chức danh trong công ty
vii. Nghĩa vụ tài chính, thuế
viii. Các quy định pháp luật cần nghiên cứu
ix. Các việc cần làm sau khi thành lập công ty
 
Thứ hai, tiến hành Thủ tục Thành lập Công ty tại Đà Nẵng trải qua các bước sau:
 
- Bước 1. Chuẩn bị giấy tờ và soạn thảo, ký các hồ sơ cần thiết;
- Bước 2. Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền
- Bước 3. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Công ty), con dấu và bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp.
- Bước 4. Tiến hành các công việc theo quy định để tiến hành hoạt động;

 

>> Top 10 Dịch vụ SEO Đà Nẵng hiệu quả và uy tín nhất

>> Top Công ty Thiết kế Website Đà Nẵng chuyên nghiệp và uy tín nhất

 
I. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH LẬP CÔNG TY:
 
1. Vấn đề đặt tên công ty
Đặt tên công ty là một phần bắt buộc để có thể thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được tạo thành bởi 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, và phải phát âm được.
 
Lưu ý:
- Nên lựa chon tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
- Vấn đề tên công ty liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được xem xét nghiêm túc, tránh đặt tên công ty vi phạm với nhãn hiệu hoặc thương hiệu của công ty khác đã bảo hộ, đồng thời đặt tên công ty sau cho tên đó có thể được bảo hộ để người khác không đặt tên gây nhầm lẫn hoặc vi phạm với tên công ty mình đã đặt.
 
2. Lựa chọn loại hình công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vấn đề tiên quyết khi thành lập công ty. Do đó, khách hàng cần phải cận thận trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty đó.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng, ưu và nhược điểm nhất định. Do vậy, tùy từng điều kiện của doanh nghiệp, số lượng thành viên, trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình cho phù hợp.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
 
Đối với các cá nhân, tổ chức có mối quan hệ, hiểu biết nhau có thể thành lập loại hình Công ty TNHH. Còn đối với các đối tác làm ăn, hợp tác chặt chẽ hoặc mong muốn phát triển công ty một cách nhanh chóng và có nhu cầu mở rộng, huy động vốn trong tương lại thì có thể chọn loại hình Công ty Cổ phần (lưu ý nhận định này chỉ mang tính tham khảo).
Hãy liên hệ với PazPus để được tư vấn cụ thể từng loại hình doanh nghiệp, cũng như ưu và nhược điểm của các loại hình này.
 
3. Vấn đề hợp tác cùng mở công ty (nếu có)
Cá nhân, Doanh nghiệp (Công ty) có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để cùng thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, hoặc Công ty hợp danh. Tùy vào số lượng thành viên/cổ đông, nhu cầu của cá nhân mà lựa chon loại hình công ty cho phù hợp.
 
Các bên cần lưu ý thoả thuận các nội dung hợp tác và cơ cấu góp vốn, vị trí các chức danh quan trọng trong công ty. Và đặc biệt lưu ý đến tỷ lệ sở hữu cổ phần/ phần vốn góp để từ đó phát sinh các quyền biểu quyết, quyền phủ quyết hoặc tỷ lệ toàn quyền quyết định,...
 
4. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên/cổ đông cam kết đóng góp trong thời hạn nhất định ( tối đa 90 ngày) và được ghi trong Điều lệ công ty.
Pháp luật không quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của vốn điều lệ. Do đó, cá nhân có toàn quyền quyết định về mức vốn điều lệ của mình. Trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như điều kiện để được kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ.
 
5. Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thì trước tiên cần phải xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Sau đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh đó có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Nếu có thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật (giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,..v…v..)
 
Lưu ý: Cần chuẩn bị danh sách một số ngành nghề dự định hoạt động kinh doanh, những ngành nghề liên quan cũng như trong tương lai dự định hoạt động kinh doanh vì pháp luật không hạn chế đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Xác định cho mình ngành nghề nào là ngành chính, đồng thời tham khảo Danh mục mã ngành nghề tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
 
6. Các chức danh quan trọng trong Công ty
Tuỳ loại hình Công ty mà có những chức danh quan trọng hoặc Hội đồng khác nhau.
Đối với Loại hình Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH 1 Thành viên thì đơn giản là người chủ sở hữu dường như có toàn quyền quyết định.
Đối với loại hình Công ty TNHH và Công ty Cổ phần thì phải quan tâm đến chức danh Giám đốc/ Tổng giám đốc và Chức danh Chủ tịch (Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị). Và xem xét lựa chọn chức danh nào sẽ là người đại diện theo pháp luật của Công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng cũng như tham gia các giao dịch liên quan. Đặc biệt đối với Công ty Cổ phần, thì thành viên Hội đồng quản trị cũng là một chức danh quan trọng có thể biểu quyết để quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty.
 
7. Nghĩa vụ tài chính, thuế
Ngoài các chi phí liên quan đến quá trình thành lập công ty và phí dịch vụ thì Công ty sau khi được thành lập sẽ nộp các loại thuế chính sau đây (năm 2018):
- Thuế môn bài: mỗi năm từ 2 - 3 triệu (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): phổ biến từ 20% trên lợi nhuận của doanh nghiệp, nghĩa là công ty chỉ đóng thuế TNDN khi có lợi nhuận, còn nếu thua lỗ thì sẽ không phải đóng thuế này (căn cứ vào mỗi năm tài chính của Doanh nghiệp).
- Thuế thu nhập cá nhân: đóng hộ cho người lao động trong công ty có thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng.
- Bảo hiểm xã hội và các khoản liên quan: Công ty đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% trên mức thu nhập của mỗi người lao động của công ty (không phụ thuộc mức lương bao nhiêu)
 
8. Các quy định pháp luật cần nghiên cứu
Kiến thức pháp luật là bao la nhưng sau khi thành lập Công ty/ doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu các văn bản pháp luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bộ luật dân sự, luật thương mại và một số điều luật của bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh, thuế,... Ngoài ra thì tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể nghiên cứu thêm các luật chuyên ngành.
Mỗi tháng nghiên cứu một ít qua thời gian cũng có thể nắm bắt được cơ bản của các luật, các quy định cần tuân thủ, còn đối với các vấn đề quá phức tạp thì có thể liên hệ PazPus để được tư vấn.
 
9. Các việc cần làm sau khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty/ doanh nghiệp, đại diện công ty cần thực hiện các công việc sau đây để công ty có thể đi vào hoạt động và tuân thủ các vấn đề pháp luật:
- Công bố nội dung thành lập công ty.
- Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế và làm thủ tục thuế ban đầu
- Mở tài khoản ngân hàng
- In và đặt in hoá đơn
- Đăng ký mua chữ ký số
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở

 

II. TIẾN HÀNH THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG:
 
1.  Điều kiện được Cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp)
 Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
 
2. Thủ tục thành lập Công ty
 

a. Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định
Bước 2 : Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ
 
b. Cách thức thực hiện
Có 3 cách để đăng ký thành lập Công ty như sau:
+ Đăng ký trực tiếp:
+ Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
+ Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
 
c. Thành phần Hồ sơ (mẫu quy định theo pháp luật)
 
Tùy theo các loại hình công ty mà Quý Khách hàng chọn, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
-  Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-  Dự thảo điều lệ của công ty;
-  Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
-  Các giấy tờ chứng thực cá nhân;
-  Các giấy tờ phù hợp trong các trường hợp có điều kiện khác;
-  Hợp đồng ủy quyền và Hợp đồng dịch vụ.
 
d. Nhận kết quả
-  Hồ sơ hợp lệ : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-  Hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

 

>> Thành lập Công ty TNHH tại Đà Nẵng - Chi tiết Thủ tục và Hồ sơ

 
Lưu ý:  Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện thì người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (hay còn gọi là Giấy phép Công ty) sau khi hoàn tất thủ tục

 

Có thể tóm gọi lại là: Thủ tục Thành lập Công ty tại Đà Nẵng cơ bản có thể thực hiện qua 2 hình thức:

 

- Đăng ký qua "Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp" tại Website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

 

- Tiến hành trực tiếp tại Trung tâm Hành chính Đà Nẵng, bộ phận 1 cửa, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.Đà Nẵng tại địa chỉ:

Toà nhà Trung tâm Hành Chính Tp.Đà Nẵng số: 24 Trần Phúc, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng.

 

(*) Lưu ý: Thủ tục Thành lập Công ty thì khó nhất vẫn là đăng ký mã ngành cho chính xác và phù hợp với hoạt động ngành nghề của mình. Để thuận tiện thì các bạn có thể vào trang Web "Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp" để tra cứu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực của mình đã được thành lập (công ty đối thủ trên thị trường) và kiểm tra ngành nghề công ty đó và copy vào phần mã ngành đăng ký của doanh nghiệp mình, làm như vậy có thể đúng đến 95-98%, rồi nộp hồ sơ có gì sai thì cán bộ đăng ký hướng dẫn về sửa lại hoặc bỏ 1 vài ngành thì hồ sơ sẽ hoàn tất! Các bạn có thể tham khảo thêm về Thủ tục Thành lập Công ty tại Đà Nẵng bên dưới.


 
III. DOANH NGHIỆP TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC SAU KHI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
 
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
 
Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.( Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP)
 
2. Khắc dấu và thông báo đăng ký sử dụng mẫu dấu của công ty
Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu mà không cần phải tuân theo mẫu dấu do Bộ Công An ban hành như trước.
 
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành làm con dấu và nộp thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
3. Kê khai thuế và nộp thuế ban đầu
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế thông qua tờ khai lệ phí môn bài và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
 
4. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng có địa điểm gần trụ sở, và có nhiều phòng giao dịch để tiện cho việc thanh toán.
Lưu ý: Số dư trong trong khoản tối thiểu là 500.000đ - 1.000.000 đồng.
 
5. Phát hành hóa đơn GTGT
Từ ngày 1/11/2018,  tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, không đặt in hóa đơn GTGT như trước nữa. Trước khi sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp phải gửi đơn đề nghị sử dụng hóa đơn tới Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan thuế phải gửi thông báo về việc sử dụng hóa đơn tới doanh nghiệp.
 
6. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở:
Theo quy định trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp. Khi công ty bạn đặt biển hiệu công ty thì phải đảm bảo các nội dung quy định trên cũng như đảm bảo việc đặt biển không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

 

>> Xem thêm: Top Dịch vụ Thành lập Công ty tại Đà Nẵng uy tín nhất

 

CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY HẾT BAO NHIÊU TIỀN

 

Khi thành lập Công ty sẽ tốn một khoản chi phí cố định để thành lập công ty cũng như những khoản thuế, lệ phí phải nộp ngay sau có Giấy đăng ký doanh nghiệp. Sau đó hàng năm Doanh nghiệp sẽ đóng tiếp các khoản thuế, phí, lệ phí,... cụ thể là:

 

Bảng chi phí trên là chi phí cố định lần đâu tiên, sau đó đi vào hoạt động thì Công ty phải trả các khoản phí hàng năm và nộp các Thuế Thu nhập doanh nghiệp (đối với phần lợi nhuận), cụ thể:
 
- Các chi phí hàng năm gồm:  hai chi phí chính là Chữ ký số và Thuế môn bài.
- Thuế Thu nhập Doanh nghiệp: Mức thuế suất hiện nay là 20% (Hai mươi phần trăm) lợi nhuận hàng năm của Doanh nghiệp. Nghĩa là Doanh nghiệp/Công ty chỉ nộp Thuế Thu nhập Doanh nghiệp khi có lợi nhuận, còn trường hợp lỗ hoặc hoà vốn thì không phải nộp, và pháp luật không có bắt buộc một doanh nghiệp/ công ty phải kinh doanh có lợi nhuận trong bao lâu cả, mà nó phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của từng Doanh nghiệp/ Công ty.

- Lưu ý chi phí thuê dịch vụ kế toán nếu doanh nghiệp chưa có kế toán. (từ 500.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ/ tháng tại Đà Nẵng đối với các doanh nghiệp  nhỏ)

 

>> Kinh Doanh gì ở Đà Nẵng ? Top lĩnh vực dễ kiếm tiền nhất Đà Nẵng